SÓNG ÂM

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Khái niệm sóng âm.


Đặc trưng vật lý của âm.


Đặc trưng sinh lý của âm.


Nguồn nhạc âm.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 28 bài tập bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các câu bài tập
tự luận được trích từ các đề kiểm tra, đề thi của các trường. Các bài tập này
được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Sóng Âm

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được thế nào là sóng âm, các
dạng bài tập sóng âm, phương pháp giải bài tập sóng âm và các ứng dụng của sóng
âm. Đây là dạng toán quan trọng, và những kiến thức này sẽ có trong các đề thi
và đề kiểm tra.


Bài tập
1


CHỌN CÂU ĐÚNG SAI .VÌ SAO ?

1. Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng,
rắn, chân không.

2. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng
của môi trường. Nó thay đổi theo nhiệt độ.

3. Sóng âm là sóng dọc.

4. Âm nghe được, có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz.

5.  Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm.

6.  Người chỉ nghe được siêu âm có tần số lớn hơn 20kHz.

7. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ
hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

8. Cường độ âm  tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng
lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương
truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

9. Năm đặc trưng vật lý của âm là : tần số âm, cường độ âm, mức
cường độ âm, âm sắc, đồ thị dao động âm.

10. Âm sắc giúp ta phân biệt âm nào cao , âm nào thấp.

11. khi nghe nhạc, ta hạ âm lượng của máy tăng âm(ampli) ta nghe
được nhiều âm trầm hơn các âm cao.

12.  Độ to của âm là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với
tần số và mức cường độ âm.

13. Khi hai nhạc sĩ cùng đánh một bản nhạc ở cùng một độ cao nhưng
bằng hại nhạc cụ khác nhau là đàn Piano và đàn Organ, ta vẫn phân biệt được
trường hợp nào là đàn Piano và trường hộp nào là đàn Organ là do
 tần số và cường độ âm khác nhau (âm sắc)

14. Cường độ âm lớn tai nghe thấy âm to.

15. Hai âm có cùng độ cao khi cùng tần số

16. Đơn vị của cường độ âm là W/m.

17. Đơn vị của mức cường độ âm là đê-xi-ben.

18. Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do độ cao và độ to khác nhau

19. Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì bước sóng và tần số đều thay đổi

20. Trong các nhạc cụ, hộp đàn, thân kèn, ống sáo
có tác dụng
 giữ cho âm phát ra có
tần số ổn định.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Bài 1: Mức cường độ âm tại một điểm là L = 40(dB). Hãy tính cường độ am tại điểm đó. Cho biết cường độ âm chuẩn là I0 =10-12 (W/m2).                                                                             

Bài 2:Tại điểm A cách nguồn âm N một khoảng NA = 1m, mức cường độ âm là LA = 90dB. Ngưỡng nghe của âm chuẩn là I0= 10-12 W/m2

a. Tìm IA

b.  Tìm IB Và LB. Biết rằng B nằm trên NA và NB = 10m

Bài 3: Khi cường độ âm tăng lên 10 lần thì mức cường độ âm  tăng 10dB. Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng bao nhiêu?

Bài 4: Loa của một máy thu thanh có công suất P = 1W.

a. Tính mức cường độ âm do loa tạo ra tại một điểm cách máy 4m

b. Để tại điểm ấy mức cường độ âm chỉ còn 70dB, phải giảm nhỏ công suất của loa bao nhiêu lần ?

Bài 5: Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại điểm M là L ; cho nguồn S tiến lại gần M một khoảng D thì mức cường độ âm tăng thêm được 7dB.

a. Tính khoảng cách từ S đến M biết d = 62m.

b. Biết mức cường độ âm tại M là 73dB. Tính công suất của nguồn.

Bài 6 : Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.

Bài 7 : Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB.

a. Tìm tỷ số giữa khoảng cách từ O đến A và từ O đến B

b. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là bao nhiêu ?

Bài 8 : Đặt hai nguồn âm trong môi trường đẳng hướng, không có sự hấp thụ âm tại O. khi đó mức cường độ âm tại A là 20dB. Để mức cường độ âm tại trung điểm OA là 30dB thì phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa ?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *