ĐẠI CƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:


Dòng điện xoay chiều.


Suất điện động xoay chiều.


Điện áp xoay chiều.


Các giá trị hiệu dụng.


Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 23 bài tập bao gồm các câu hỏi lý thuyết và các câu bài tập
tự luận được trích từ các đề kiểm tra, đề thi của các trường. Các bài tập này
được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Đại Cương Dòng Điện Xoay
Chiều

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là dòng
điện xoay chiều? nguyên nhân xuất hiện dòng điện xoay chiều và một số bài tập
về dòng điện xoay chiều. Đây là những kiến thức sẽ có trong các đề thi và nội
dung ôn thi tốt nghiệp, đại học.


Bài tập
1

CHỌN CÂU ĐÚNG SAI .VÌ SAO ?

1. Dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian là dòng điện xoay
chiều.

2.
Dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian là dòng điện xoay chiều.

3.
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là
 dựa
trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

4.
Cường độ hiệu dụng I liên hệ cường độ cực đại I
0 bằng công thức là I = I0/2

5.
Dòng điện xoay chiều gây ra tác dụng nhiệt trên điện trở.

6.
Dòng điện xoay chiều gây ra từ trường biến thiên.

7.
Dòng điện xoay chiều được dùng để mạ điện, đúc điện.

8.
Đại lượng
 
j = ju  ji  gọi là độ lệch pha của u so với i

9.
Các thiết bị đo đối với mạch điện xoay chiều chủ yếu cũng là đo giá trị hiệu
dụng.

10.
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều điện áp, cường độ dòng
điện, công suất, suất điện động là các đại lượng có dùng giá trị hiệu dụng.

11.
Với dòng điện có tần số 50Hz thì trong 1 giây dòng điện đổi chiều 100 lần.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ÁP DỤNG :

1. Cho dòng điện xoay chiều có dạng : i = 12cos100(A).

a. Tìm tần số góc, chu kỳ, tần số.

b. Tìm cường độ cực đại, và hiệu dụng

c. Tìm cường độ dòng điện tức thời lúc t =2s

d. Tìm thời gian ngắn nhất để dòng điện giảm còn một nữa giá trị cực đại, kể từ lúc ban đầu.

2. Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos100πt. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm nào ?

3. Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos100pt (A) qua điện trở R = 5W trong thời gian 1 phút . Nhhiệt lượng tỏa ra làbao nhiêu ?

4. Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 W, nhiệt lượng toả ra trong 30min là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là bao nhiêu ?

5. Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng  i = 2cos 100(A), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V, và sớm pha p/3 so với dòng điện. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có dạng nào?

6. Cho điện áp có dạng u = 12Ö2cos(100pt – p/3) (V), và cường độ xoay chiều có dạng : i=2cos(100p+p /6) (A) . Tìm độ lệch pha của điện áp so với dòng điện.

7. Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ  nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng 54 cm2. Khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,2 T. Từ thông cực đại qua khung dây là bao nhiêu ?

8. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung có dạng nào ?

9. Đặt điện áp xoay chiều u=U0coswt và cường độ xoay chiều có dạng i =I0cos(ωt +p /2) (A . Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch thì biểu thức liên hệ giữa i , u trong mạch có dạng nào?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ :

1. Cho dòng điện xoay chiều có dạng : i = 4cos(100πt ) (A)

a. Tìm tần số góc, chu kỳ, tần số.

b. Tìm cường độ cực đại, và hiệu dụng

c. Tìm cường độ dòng điện tức thời lúc t =1,5s

d. Tìm thời gian ngắn nhất để dòng điện tăng thêm một nữa giá trị cực đại, kể từ lúc ban đầu.

2. Tại thời điểm t, điện áp u = 200Ö2cos(100pt – p/2) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị 100Ö2 V và đang giảm. Sau thời điểm đó 1/300 s, điện áp này có giá trị là bao nhiêu?

3. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc  300vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung có dạng nào ?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  VĐ2: Diện tích hình trụ - thể tích khối trụ tròn xoay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *