BÀI 3

STYREN  và NAPTHALEN

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

Nội dung bài giảng:

Bài học gồm 3 phần

 

A. Styren là hydrocacbon thơm đơn giản nhất của dãy đồng đẳng aren có một vòng benzen và một nối đôi ở mạch nhánh.

Như vậy theo công thức phân tử tổng quát của mọi dãy đồng đẳng hydrocacbon là CnH2n+2-2k thì dãy styren có k = 5 và n ≥ 8 nên công thức phân tử tổng quát của dãy là CnH2n-8 với n ≥ 8

B. Naphtalen là loại aren có hai vòng benzen chung cạnh tức là có k = 7 trong công thức phân tử tổng quát CnH2n+2-2k.­ Khi k = 7 ta có CnH2n-12, với n ≥ 10. Chất tiêu biểu, đơn giản nhất và đứng đầu của loại này có n = 10 đó là naphtalen có công thức phân tử là C10H8.

Styren tham gia phản ứng thế ở vòng benzen, dễ bị oxy hóa: làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

 Naphtalen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

C. Bài tập áp dụng:

Gồm 7 bài tập trắc nghiệm và 6 bài tập tự luận.


Bài tập
1

I. Bài tập tự luận

Câu  1. Ta có thể viết công thức cấu tạo của naphtalen theo cách nào trong ba cách sau đây:

Câu  2. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất sau:

 a) o-clorostyren, m-nitrostyren, parabromostyren.

 b) α-cloronapthalen, β-metylnaphtalen, 2-nitronaphtalen, 1-bromonapthalen.

Câu  3. Đốt cháy một aren ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O   = 11: 5 Hãy xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và đọc tên các đồng phân aren tương ứng..

Tìm Hiểu Thêm:  VĐ 1. Tính đạo hàm bằng định nghĩa (P1)

Câu  4. Viết công thức phân tử tổng quát của dãy đồng đẳng aren:

     a) Có 1 vòng benzen và một nôi đôi ở nhánh.

     b) Có 1 vòng benzen và một nối ba ở nhánh  

Trong mỗi trường hợp hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo và đọc tên aren tiêu biểu và đơn giản nhất.

Câu  5.  Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các chất trong hai nhóm sau

   a ) benzen, etylbenzen và styren.

   b)  Styren và phenylacetylen.

Câu  6. Trong công nghiệp để điều chế styren, người ta làm như sau: Cho etylen phản ứng với benzen có xúc tác acid thu được etylbenzen, rồi cho etylbenzen qua xúc tác ZnO nung nóng.

  a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  b) Hãy tính xem từ 1 tấn benzen cần tối thiểu bao nhiêu m3 khí etylen (đktc)và tạo thành bao nhiêu kg styren, biết hiệu suất mỗi giai đoạn phản ứng đều bằng 80%.

Câu  7. Phân tử aren X có 1vòng benzen và 1 nối đôi ở nhánh.

Cho 1,18 gam X tác dụng hoàn toàn với 20 ml dung dịch Br2 0,6M đã dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Hãy xác định các công thức cấu tạo có thể có và đọc tên của aren X.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

A. Aren là hydrocacbon chỉ có một vòng benzen.
B. Benzen dễ tham gia phản ứng cộng.
C. Aren là những hydrocacbon mà trong công thức cấu tạo có ít nhất 1vòng benzen.
D. Tất cả aren đều có mùi thơm dễ chịu nên được dùng làm hương liệu cho mỹ phẩm.

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

Câu 2. Hãy chọn câu sai:

A. Alkylbenzen, phenylacetylen, napthalen đều là những aren.

B. Tính thơm bao gồm các tính chất: dễ cho phản ứng thế khó cho phản ứng cọng và tương đối bền với các chất oxy hoá.

C. Trong công thức cấu tạo của các alkylbenzen đều có 1 nhân bezen.

D. Tất cả alkylbenzen đều không làm mất màu dung dịch KMnO4.

Ta chứng minh dễ dàng rằng:công thức phân tử tổng quát của mọi dãy đồng đẳng hydrocacbon đều có dạng CnH2n+2-2k với k ³  0 là tổng số liên kết p và vòng. Hãy trả lời hai câu hỏi sau đây:

 Vậy trong công thức phân tử tổng quát của aren có 3 vòng benzen chung cạnh và có thể có nhánh alkyl thì

Câu 3. Giá trị của k là:

A. 10.                 B. 8.               C. 9.                 D. 12 .

Câu 4. Giá trị của n là

A. n ³ 18.                      B. n ³ 14.                         C. n ³ 16.                     D. n  ³ 15.

Câu 5. Trong các tủ áo người ta thường treo một hộp nhựa nhỏ có đục lổ trong đó đựng:

A, Những viên chống ẩm màu trắng.                  B. Những viên thuốc khử mùi.

C. Than hoạt tính.                                              D. Những viên băng phiến (naphtalen).

Câu 6. Nếu ta treo bốn viên chất rắn có thể tích bằng nhau trong tủ khô ráo thì  sau một thời gian viên nào có thể tích  giảm:

A.Viên phấn viết bảng.                           B.Viên bi thủy tinh.

C. Viên naphtalen.                                 D. Viên nhựa polyetylen.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *