TRUYỀN TẢI  ĐIỆN NĂNG ĐI XA VÀ MÁY BIẾN ÁP

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Truyền tải điện.

– Máy biến áp.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 17 bài tập bao gồm các câu hỏi đúng sai và bài tập tự luận về truyền tải điện năng đi xa và máy biến áp được trích từ các đề kiểm tra, đề thi của các trường. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề Truyền tải điện năng đi xa và máy biến áp.

** Qua bài giảng này, các bạn sẽ biết được các ứng dụng của mạch điện xoay chiều vào thực tế và phương pháp giải bài tập về truyền tải điện năng và máy biến áp. Dạng bài tập này sẽ có trong các đề thi và nội dung ôn tập thi đại học, cao đẳng và thi tốt nghiệp.


Bài tập
1


CÂU HỎI LÝ THUYẾT 

CHỌN CÂU ĐÚNG SAI , VÌ SAO ?

1. Trong thực tế để giảm hao phí trên dây tải người ta dùng máy biến áp.

2. Máy biến áp là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp xoay chiều và làm thay đổi tần số dòng điện.

3. Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

4. Một trong hai cuộn của máy biến áp được nối với nguồn điện xoay chiều, gọi là cuộn sơ cấp.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 5. Xà Phòng Và Chất Giặt Rửa Tổng Hợp

5. Một trong hai cuộn của máy biến áp được nối với tải tiêu thụ điện năng, gọi là cuộn thứ cấp.

6. Lõi của máy biến áp được làm bằng lá thép kĩ thuật là để trách tỏa nhiệt của dòng điện Fucô.

7. Trong máy biến áp nếu N2 > N1 thì U2 > U1. Máy tăng áp.

8. Trong máy biến áp nếu N2 < N1 thì U2 < U1. Máy hạ áp.

9. Hai bộ phận cơ bản của biến áp  là lõi thép và 2 cuộn dây.

10. Trong máy biến thế lí tưởng thì cường độ hiệu dụng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hiệu dụng ở mỗi cuộn dây.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ÁP DỤNG 

1. Biến thế có cuộn 1 nối với nguồn xoay chiều U1 = 100V thì hiệu điện thế đo được ở cuộn 2 là U2 = 200V. Nếu nối cuộn 2 với nguồn U1 thì hiệu điện thế đo được ở cuộn 1 là bao nhiêu? Bỏ qua mọi hao phí của biến thế và điện trở các cuộn dây.

2. Một máy biến thế dùng làm máy gim thế (hạ thế) gm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500 vòng. Bỏ qua mọi hao phí ca máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp vi hiệu điện thếu = 100√2cos100π t (V) thì hiệu điện thế hiu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng bao nhiêu ?

3. Cùng một công suất điện Ãđược tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 400 kv so với khi dùng hiệu điện thế 200 kv nhỏ hơn hay lớn hơn bao nhiêu lần ?

Tìm Hiểu Thêm:  Tìm các đại lượng trong dđ của con lắc đơn.

4. Người ta cần truyền một công suất điện 200kw từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng 20W. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là bao nhiêu ?

5. Một máy tăng thế có tỉ số vòng dây giữa các cuộn sơ cấp N1 và thứ cấp N2 là 3. Biết cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là I1 = 6A, U1 = 120V. Cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu ?

6. Một máy biến thế có hiệu suất 90%. Công suất của mạch sơ cấp bằng 2000W. Hiệu điện thế ở các mạch sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2000V và 50V. Cường độ dòng điện trong mạch thứ cấp 40A. Cuộn thứ cấp có 100 vòng dây.

a.  Công suất và hệ số công suất của mạch thứ cấp là bao nhiêu ?

b.  Số vòng dây của cuộn sơ cấp là bao nhiêu ?

c.  Khi dòng điện và hiệu điện thế trong mạch sơ cấp cùng pha thì cường độ dòng điện và hệ số công suất ở mạch sơ cấp là bao nhiêu ?

7. Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chi tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Nếu điện áp truyền đi là 4U thì trạm phát huy này cung cấp đủ điện năng cho bao nhiêu hộ dân ?

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *