PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH VÀ PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Phản ứng phân hạch

– Phản ứng phân hạch dây chuyền.

– Lò phản ứng hạt nhân.

– Phản ứng nhiệt hạch.

-Phản ứng nhiệt hạch trong tự nhiên.

2. Bài tập.

– Với 6 câu trắc nghiệm lý thuyết phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được thế nào là phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Trong những năm gần đây những kiến thức này đều có trong các đề thi của các năm.`


Bài tập
1

Câu 1 Trong phản ứng hạt nhân dây chuyền, hệ số nhân notron s có giá trị

A. k> 1

B. k < 1           

C. k = 1           

D .k≥ 1

Câu 2 Chọn câu trả lời đúng. Điều kiện để có phản ứng dây chuyền là:

A. Phải làm chậm nơtron

B. Hệ số nhân nơtron phải nhỏ hơn hoặc bằng 1

C. Khối lượng U235 phải lớn hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn.

D. Câu A, C đúng.

Câu 3 Chọn câu trả lời sai

A. Hai hạt nhân rất nhẹ như Hidro, hêli kết hợp lại với nhau là phản ứng nhiệt hạch.

B. Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng của các hạt ban đầu là phản ứng tỏa năng lượng

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tiếp theo)

C. Urani là nguyên tố thường được dùng trong phản ứng phân hạch

D. Phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch.

Câu 4 Chọn câu trả lời đúng. Nơtron nhiệt là:

A. Nơtron ở trong môi trường có nhiệt độ cao

B. Nơtron có động năng bằng với động năng trung bình của chuyển động nhiệt

C. Nơtron chuyển động với vận tốc rất lớn và tỏa nhiệt

D. Nơtron có động năng rất lớn.

Cu 5 Phản ứng nhiệt hạch là:

A. Sự kết hợp 2 hạt nhân nhẹ thành 1 hạt nhân nặng.

B. Sự tương tác giữa 2 hạt nhân dẫn đến sự biến đổi của chúng thành các hạt khác.

C. Sự phân rã của hạt nhân nặng để biến thành hạt nhân nhẹ bền hơn.

D. Sự biến đổi hạt nhân có kèm theo toả nhiệt.

Câu 6 Người ta có thể kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền bằng cách:

A. Làm chậm nơtrôn bằng nước nặng.  

B. Hấp thu nơtrôn chậm bằng các thanh cadimi.

C. Làm chậm nơtrôn bằng than chì.       

D. Câu A, C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *