BÀI GIẢNG – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

(Ngữ văn 12 – Cơ Bản)

I. Cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

1. Gợi ý các bước làm đề ở bài tập 1

Tìm hiểu đề, định hướng bài viết.

       Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tức là phân tích nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nội dung của truyện.

       Cách dựng truyện đặc biệt: sau tờ trát của quan trên là các cách bắt bớ.

       Đặc sắc kết cấu của truyện là sự giống nhau và khác nhau của các sự việc trong truyện.

       Mâu thuẫn trào phúng cơ bản: tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của nhân dân.

2. Cách làm nghị luận một tác phẩm văn học

       Đọc tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

       Đánh giá giá trị của tác phẩm.

3. Gợi ý các bước làm đề ở bài tập 3

Tìm hiểu đề, định hướng bài viết.

+         Đề yêu cầu nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật sử dụng ngôn từ

+         Các ý cần có:

       Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù, nội dung và đặc sắc nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của truyện.

       Tài năng nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để dựng lại một vẻ đẹp xưa-một con người tài hoa, khí phách, thiên lương nên ngôn ngữ trang trọng (dẫn chứng ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi khắc họa hình tượng Huấn Cao, đoạn ông Huấn Cao khuyên quản ngục).

       So sánh với ngôn ngữ trào phúng của Vũ trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia để làm nổi bật ngôn ngữ Nguyễn Tuân.

4. Cách làm nghị luận một khía cạnh một tác phẩm văn học

+         Cần đọc kĩ và nhận thức được khía cạnh mà đề yêu cầu.

+         Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yêu cầu.

5. Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

+         Có đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó.

+         Có đề học sinh tự chọn nội dung viết. Cần phải khảo sát và nhận xét toàn truyện Sau đó chọn ra hai, ba điểm nổi bật nhất, sắp xếp theo thứ thự hợp lí để trình bày. Các phần khác nói lướt qua. Như thế bài làm sẽ nổi bật phần trọng tâm, không lan man.

II. Luyện tập

1. Nhận thức đề

Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: đong châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

2. Các ý cần có

+         Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn.

+       Tác dụng của tình huống: miêu tả chân dung Khải Định mà không cần y xuất hiện, từ đó là rõ thực chất những ngày trên đất Pháp của vị vua An Nam này, đồng thời tố cáo cái gọi là “văn minh”, “khai hoá” của thực dân Pháp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *