BÀI 3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠIDÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI

Thực hành bài tập trắc nghiệm về cách tính khối lượng kim loại, cách xác định kim loại, phản ứng hóa học của kim loạị, thể tích của dung dịch,….

Bài tập 1

Câu 1. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:
        
 A. Fe, Zn, Li, Sn.              B. Cu, Pb, Rb, Ag.                   C. K, Na, Ca, Ba.                 D. Al , Hg, Ca, Sr.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

Câu 2. Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Al và bột sắt trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe vào 300ml dung dịch AgNO3 1M,  khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
     A. 33,95 gam.                   B. 35,20 gam.                      C. 39,55 gam.                     D. 35,39 gam.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 3

Câu 3. Nhúng một là sắt vao dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, H2SO4 (đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo ra muối sắt II là:
        A. 3.                                   B. 4.                                    C. 5.                              D. 6.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 4

Câu 4. Những tính chất vật lí chung của kim loại như tiính dẫn nhiệt, dẫn điện , dẽo, ánh kim, gây nên chủ yếu bởi :
            
A. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
            B. Khối lượng riêng của kim loại.
            C. Tính chất của kim loại.
            D.    Electron tự do trong tinh thể kim loại.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 5

Câu 5. Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni . Thành phần % về khối lượng của hợp kim này là:
        
A. 81%Al và 19%Ni.            B. 82%Al và 18%Ni.           C. 83%Al và 17%Ni.             D. 84%Al vá 16%Ni.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 6

Câu 6. Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hóa học  giữa đồng và kẽm. Công thức hóa học của hợp chất là:
            A. Cu3Zn2.                           B. Cu2Zn2.                   C. Cu2Zn.                     D. CuZn2.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 7

Câu 7. Khi hòa tan 7,7 gam hợp kim gồn natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) . Phần  trăm theo khối lượng của các kim loại trong hợp kim là: 
        
A. 25,33%K và 74,67%Na.                                        B. 26,33%K và 73,67%.  
        C. 27,33% K và 72,67% .                                           D. 28,33% và 71,67%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 8

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 3 gam hợp kim Cu-Ag trong dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3 . Thành phần % từng kim loại trong hợp kim là :
        
A. 36%Ag và 64%Cu.                                    B. 25%Ag và 75% Cu.     
        
C. 33,33%Ag và 66,67% Cu.                         D. Một đáp số khác.

Tìm Hiểu Thêm:  Sóng âm


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 9

Câu 9. Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl cho đến khi phản úng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng hợp kim là:
        A.
27,9%Zn và 72,1% Fe.                         B. 26,9% Zn và 73,1% Fe.  
       
 C.  25,9% Zn và 74,1% Fe.                        D. 24,9% Zn và 75,1% Fe.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 10

Câu 10. Một dây phơi quần áo MN làm bằng Cu, đầu M nối với dây Fe, đầu N nối với dây Al. Sau một thời gian thì:
        A. Fe bị ăn mòn ở cả hai đầu.                                          
        B. Đầu M, Fe bị ăn mòn; đầu N thì Al bị ăn mòn.
        C. Đầu M thì Cu bị ăn mòn; đầu N thì Al bị ăn mòn.        
        
D. Đầu M thì Cu bị ăn mòn, đầu N thì Fe bị ăn mòn.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 11

Câu 11. Cho 4,8 gam một kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loảng thu được 1,12 lít khí NO (đktc) duy nhất. Kim loại R là:
        
A. Zn.                       B. Mg.                            C. Fe.                             D. Cu.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 12
Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

Câu 12. Nung nóng 16,8 gam bột sắt và m gam bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư  thì có V lít khí bay ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
        
A. 2,24 lít.                           B. 4,48 lít.                           C. 6,72 lít.                   D. 3,36 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 13

Câu 13. Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại thì cần 2,24 lít khí H2(đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được tác dụng hết với HCl thì thể tích H2 bay ra (đktc) là: 
        
A. 4,48 lít.                         B. 1,12 lít.                               C. 3,36 lít.                     D. 2,24 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 14

Câu 14. Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A. Thể tích dung dịch HCl 1M đủ để tác dụng hết với A là: 
        
A. 0,2 lít.                              B. 0,1 lít.                            C. 0,3 lít.                          D. 0,01 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *