BÀI 4

TECPEN & BÀI TẬP

  Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

  Giới thiệu:

  Bài học gồm hai phần

  A. TECPEN

Tecpen là những hydrocacbon chưa no thường có công thức phân tử tổng quát (C5Hy)n

với n ≥ 2 và y là số chẵn ≤  8 hay có dạng CnH2n+2-2k với n ≥ 10 và k ≥ 2  là tổng số liên kết p và vòng lục giác đều.

Tecpen được tìm thấy trong giới thực như tinh dầu thông

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG


Bài tập
1

B. Bài tập tự luận và trắc nghiệm

Câu 1. Tecpen cũng chỉ là những hydrocacbon chưa no nên công thức phân tử tổng quát có dạng CnH2n+2-2k  với n ≥ 10 và k ≥ 1, k là tổng số liên kết đôi và vòng lục giác đều.

  – Hãy tìm số nối đôi trong công thức cấu tạo mạch hở của các chất có công thức phân tử:

a)     Oxymen: C10H16, b) α-terpinen C10H18

– Đề nghị một công thức cấu tạo thu gọn của hai chất trên biết chúng có nhóm gốc –CH3 ở C2 và C6

– Qua bài tập trên ta suy ra được nhận xét quan trọng nào về công thức cấu tạo.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Dẫn xuất chứa oxy mạch hở có một nhóm chức –OH của hai chất:

a) geraniol: C10H18O.  b) Citronelol: C10H20O

Tìm Hiểu Thêm:  Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh, Hoài Chân

 – Hãy đề nghị một công thức cấu tạo cho mỗi chất cho biết chúng có 2 nhánh –CH3. Đối chiếu với công thức cấu tạo đúng trong bài học. Suy ra có ít nhất bao nhiêu đồng phân dẫn xuất chứa oxy như trên.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3.  Một loại nước hoa nổi tiếng thường được quyết định bởi các yếu tố:

 – Thành phần % và công thức cấu tạo đúng của các tecpen và dẫn xuất của tecpen.

 – Dung môi pha chế nước hoa.

 – Chất cầm mùi.

Cho nước hoa X nổi tiếng thế giới được cấu tạo bởi hương liệu chứa x% chất C40H58O2, y%chất C20H38O, z% chất C20H30.

Dung môi là chất lỏng Y có công thức phân tử C8H18O2

Chất cầm mùi là chất lỏng Z có công thức phân tử C8H8O

Hàm lượng các chất trong dung dịch nước hoa là a%X, b%Y, c%Z.

x, y, z, a, b, c đều là các ẩn số, công thức cấu tạo của các chất cũng chưa xác định được. Em hãy hình dung những khó khăn phải vượt qua khi ta tìm cách  nghiên cứu để tạo được loại nước hoa X nổi tiếng đó.

 Như thế, theo em ta nên tìm cách tạo ra nước hoa X như trên hay tự mình nghiên cứu để đưa ra một loại nước hoa X’ khác có thể hấp dẫn hơn loại nước hoa trên?
Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Bài tập
4

Câu 4. Trắc nghiệm đúng-sai: Hãy ghi chữ Đ( đúng) S (sai) vào các câu nói sau:

1. Tecpen là sản phẩm trùng hợp của isopren.   

2. Tinh dầu thảo mộc là hỗn hợp tecpen và dẫn xuất chứa oxy của chúng.

3. Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất oxy của chúng.

4. Trong kẹo cao su bạc hà có trộn tinh dầu bạc hà.

5. Trong kẹo cao su bạc hà có trộn một tí menthol và menton.

6. Trong kem đánh răng mùi bạc hà màu xanh có trộn lá bạc hà nghiền mịn.

7. Nước hoa là dung dịch tinh dầu thơm tách ra từ hoa quả thực vật.

8. Nước hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hay tổng hợp và nhiều chất phụ gia khác.

9. Xạ chồn hương có mùi hôi nhưng nó là hỗn hợp rất nhiều chất làm hương liệu cho thực phẩm và mỹ phẩm.

10. Dầu gió là dung dịch tinh dầu thảo mộc sau khi đã tách các hương liệu quí.

11. Nước mắm đem xức thì hôi nhưng khi ăn thì thơm do đó ta không nên để nước hoa, xà phòng thơm vào tủ chén bát.

12. Menthol vừa có mùi thơm vừa có tác dụng gây tê nhẹ nên được cho vào kem đánh răng, dầu gội đầu, dầu cạo râu.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Tự cảm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *