BÀI 11

BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG (TỰ LUẬN)

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

Nội dung bài học:

_Bài giảng này như là một bài ôn tập chương nhưng dưới dạng các bài tập tự luận để giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học trong cả chương IV.

_Chú ý:

+ Khi viết phương trình phản ứng cháy ta nên sử dụng công thức phân tử để phương trình phản ứng đơn giản, dễ cân bằng.

+ Khi viết phương trình phản ứng thể hiện tính chất của nhóm chức ta chỉ cần viết rất rõ ràng cấu tạo của nhóm chức đó, gốc hydrocacbon và các nhóm chức khác không liên quan tức là không thay đổi khi xảy ra phản ứng ta có thể gom lại thành một gốc, ký hiệu là R (root: gốc, rễ).

_Áp dụng làm 10 bài tập tự luận.


Bài tập
1

Câu 1. Viết công thức phân tử tổng quát của mọi dãy đồng đẳng hydrocacbon. Khi k = 3 hãy cho biết công thức tổng quát tương ứng với bao nhiêu dãy đồng đẳng, đó là các dãy đồng đẳng hydrocacbon nào?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Khi đốt cháy một hydrocacbon ta thu được số mol CO2 = số mol H2O. Hãy viết công thức tổng quát của dãy đồng đẳng tương ứng, đó là những dãy nào?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 2. BT về dẫn xuất halogen

Bài tập
3

Câu 3. Viết công thức phân tử tổng quát của dãy đồng đẳng mạch hở rượu no đơn chức và ete no đơn chức.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Viết công thức phân tử tổng quát của rượu no mạch hở. Biết rượu bền thì mỗi nguyên tử cacbon không chứa quá 1 nhóm –OH.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5. Hợp chất có công thức phân tử tổng quát CnH2n+2Oz với z ≥ 0 thì khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tạo ra CO2 và H2O. Hãy lập biểu thức f = tỉ lệ  số mol H2O: số mol CO2 theo n. Cho biết khoảng biến thiên của f, khi n = 1 thì f bằng bao nhiêu.?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6.  Đọc tên theo IUPAC các chất có công thức cấu tạo thu gọn sau đây:


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Câu 7. Viết ba phương trình phản ứng oxy hoá khử và ba phương trình phản ứng không oxy hoá khử của hợp chất hữu cơ tương ứng với các loại phản ứng đã học.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
8

Câu 8.  Từ phương trình phản ứng tổng quát giữa rượu A: R(OH)z và natri:

Tìm Hiểu Thêm:  Kính lúp



Hãy trả lời nhanh gọn 5 câu hỏi sau:

a. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ? (oxy hoá khử hay không oxy hoá khử)
b. Cho 0,2 mol R(OH)z tác dụng với natri dư thấy giải phóng 4,48 lít H2 (đktc) thì A là rượu có bao nhiêu nhóm chức
c. Cho n mol R(OH)2 tác dụng với natri thấy giải phóng 0,2 mol H2 thì n bằng bao nhiêu?
d. Cho 0,3 mol C3H5(OH)3 tác dụng với natri dư thì giải phóng được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)
e. Từ các kết quả b, c, d hãy suy ra một định lí về sự liên hệ giữa số mol rượu, số nhóm chức –OH và số mol H giải phóng khi rượu tác dụng với natri.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
9

Câu 9. Oxi hóa hoàn toàn chất m gam chất hữu cơ B. chỉ cần 0,64 gam O2 và chỉ tạo thành 0,33 gam H2O và 0,88 gam CO2. Tìm công thức phân tử đơn giản nhất của B.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
10

Câu 10. Oxi hóa hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ Y (chỉ chứa C, H, O) bằng m gam CuO dư thu được H2O và 2,156 gam CO2. Sau phản ứng ta thấy m giảm 1,568 g. Tìm công thức phân tử của Y. Biết tỉ khối d của Y đối với không khí là 3 < d < 4.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 1. Anken

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *