BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.

II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG

  1. Hướng sáng

Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sángà Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại à Hướng sáng âm.

Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích

Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

  2. Hướng trọng lực: (Hướng đất)

Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực.

Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm

  3. Hướng hóa 

Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…

Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến cây gọng vó….

Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

  4. Hướng nước

Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước

Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất

  5. Hướng tiếp xúc:

Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.

II. VAI TRÒ HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT:

Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *