DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Bản chất dòng điện trong chân không.

– Đồ thị biểu diễn

– Tính chất của tia catot

– Bản chất của tia catot.

– Ứng dụng.

2. Bài tập.

– Với 10 bài tập trắc nghiệm về hiện tượng dòng điện trong chân
không được trích từ sách vật lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất
cả được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  : Bản chất dòng điện trong chân không.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được bản chất dòng điện
trong chân không, đồ thì biểu diễn, tính chất và bản chất tia catot và ứng dụng
của dòng điện trong chân không vào thực tế.


Bài tập
1

BÀI 1:  Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?

A. Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất  kỳ phân tử khí nào.

B. Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.

C. Có thể coi bên trong  một bỡnh là chân không nếu áp suất trong bỡnh ở dưới khoảng 0,0001mmHg.

D. Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bỡnh thường nó không dẫn điện.

BÀI 2 :  Bản chất của dòng điện trong chân không là

A. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường và của các iôn âm ngược chiều điện trường

B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron ngược chiều điện trường

C. Dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các electron bứt ra khỏi catốt khi bị nung nóng

D. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường, của các iôn âm và electron ngược chiều điện trường

BÀI 3 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.

B. Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.

C. Tia catốt có mang năng lượng.

D. Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.

BÀI 4 :  Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:

A. Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.                       

B.  Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.

C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.                    

D. Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.

BÀI 5 :  Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm.

B. Khi hiệu điện thế đặt vào điốt chân không tăng thỡ cường độ dòng điện tăng.

C. Dòng điện trong điốt chân không chỉ theo một chiều từ anốt đến catốt.

D. Quỹ đạo của electron trong tia catốt không phải là một đường thẳng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Bài 1. Chọn một đáp án sai  khi nói về dòng điện  trong chân không:

A. dòng điện trong chân không chỉ đi theo một chiều từ anot sang catot

B. sau khi bứt khỏi catot của ống chân không chịu tác dụng của điện trường electron chuyển động từ catot sang anot

C. dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường

D. khi nhiệt độ càng cao thì cường độ dòng điện bão hòa càng lớn

Bài 2. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế được biểu diễn bởi đồ thị nào sau đây:

Bài 3. Tia catốt là chùm:

A. electron phát ra từ anot bị nung nóng            

B. electron phát ra từ catot bị nung nóng 

C. ion dương phát ra từ catot bị nung nóng       

D. ion âm phát ra từ anot bị nung nóng 

Bài 4. Chọn một đáp án sai khi nói về tính chất của tia catot:

A. làm phát quang một số chất khi đập vào chúng         

B. mang năng lượng 

C. bị lệch trong điện từ trường                                      

D. phát ra song song với mặt catot

Bài 5. Tính chất nào sau đây không phải của tia catot:

A. tác dụng lên kính ảnh                                    B. có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng  

C. ion hóa không khí                                         D. không bị lệch trong điện từ trường

Bài 6. Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ 270C, mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt độ 3270C. Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G:

A. 14,742mV                 B. 14,742µV                  C. 14,742nV                   D. 14,742V

Bài 7. cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 200C, mối hàn thứ hai trong lò điện có nhiệt độ 4000C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:

A. 0,52mA                      B. 0,52µA                      C. 1,04mA                      D. 1,04µA 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *