ĐỊNH LUẬT CULONG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Vật nhiễm điện, vật mang điện.

– Quy ước dấu của các điện tích.

– Định luật Culong.

– Lực tương tác trong điện môi.

– Định luật bảo toàn điện tích.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan đến định luật Culong.

2. Bài tập.

– Với 9 bài tập tiêu biểu về định luật bảo Culong và định luật bảo toàn điện tích, được trích từ sách vật lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất cả được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  : Định luật Culong và định luật bảo toàn điện tích.

** Khi học bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là điện tích, dấu của các điện tích, định luật Culong, định luật bảo toàn điện tích và phương pháp giải bài tập định luật Culong. Đây là bài đầu tiên của chương trình vật lý lớp 11. 


Bài tập
1

DẠNG 1 : TÌM CÁC GIÁ TRỊ F, r, q

Bài 1 : Hai vật nhỏ giống nhau, vật thứ nhất  thừa 1010 electron, vật thứ hai thiếu 2.1010 electron. Tính điện tích của mỗi vật? Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn ?

Bài 2 : Hai bụi ở trong không khí ở cách nhau một đoạn R = 3cm mỗi hạt mang điện tích q = -9,6.10-13C.

a. Tính lực tĩnh điện giữa hai điện tích.

b. Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích của electron là e = 1,6.10-19C.

BÀI 3 : Hai quả cầu nhỏ giống nhau có khối lượng m = 0,1g, mang cùng điện tích q = 10-8C được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh dài bằng nhau trong không khí. Biết khoảng cách giữa hai quả cầu là a = 3cm. Tìm góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng.

DẠNG 2 : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

Bài 4 : Hai quả cầu nhỏ như nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực F =2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ, chúng đẩy nhau bằng một lực F’=3,6.10-4N. Tính q1 và q2?

DẠNG 3 : TỔNG HỢP LỰC

Bài 5:  Cho hai điện tích điểm q1=16mC và q2 = -64mC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0 = 4mC đặt tại:

a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.                 

b. Điểm N : AN =120cm, BN=20cm.                   

c. Điểm J: AJ = 60cm, BJ = 80cm.                    

d. Điểm I : AI=BI=AB.                                       

DẠNG 3 : ĐIỆN TÍCH CÂN BẰNG

Bài 6: Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (mC) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Xác định vị trí của q0


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

Bài 1: Hai quả cầu kim loại nhỏ hoàn toàn giống nhau mang điện tích q1 = 1,3.10-9C và q2 =6.5.10-9C, đặt trong không khí cách nhau một khoảng r thì đẩy nhau với lực F. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, rồi đặt chúng trong một lớp điện môi lỏng, cũng cách nhau một khoảng r thì lực đẩy giữa chúng cũng bằng F

a. Xác đinh hằng số điện môi e

b. Biết lực tác dụng F = 4,6.10-6N. Tính r.

Bài 2: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (mC) và q2 = 2.10-2 (mC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là bao nhiêu?

Bài 3 : Cho hai điện tích q1= 4mC, q2 = 9mC  đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB=1m. Xác định vị trí của điểm M để đặt tại M một điện tích q0, lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0 bằng 0, chứng tỏ rằng vị trí của M không phụ thuộc giá trị của q0.

Bài 4. Cho hai điện tích bằng +q (q>0) và hai điện tích bằng –q đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a trong chân không, như hình vẽ. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích nói trên

Bài 5. Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau khoảng r=1m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2N. Sau đó cho hai quả cầu đó tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đảy nhau một lực F2=0,9N. tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.

Bài 6. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g, tích điện q = 2.10-7C được treo bằng một sợi dây tơ mảnh.

Ở phía dưới nó cần phải đạt một điện tích q2 như thế nào để lực căng dây giảm đi một nửa.

Bài 7. Hai quả cầu kim loại giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau 20cm thì hút nhau bợi một lực F 1 = 5.10-7N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, xong bỏ dây dẫn đi thì hai quả cầu đẩy nhau với một lực F2 = 4.10-7 N. Tính q1, q2.

Bài 8. Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng những sợi dây có chiều dài bằng nhau (khối lượng không đáng kể). Khi hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu chúng đẩy nhau và cách nhau một khoảng R=6cm. Lấy g= 9,8m/s2. Tính điện tích mỗi quả cầu

Bài 9. Cho hai điện tích điểm q1=16mC và q2 = -64mC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4mC đặt tại:

a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.

b. Điểm N: AV = 60cm, BN = 80cm

Bài 10. Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9C, q2=q3=-8.10C tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a = = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0=610-9C đặt tại tâm O của tam giác.

Bài 11. Tại ba đỉnh của một tam giác đều, người ta đặt ba điện tích giống nhau q1=q2=q3=6.10-7C. Hỏi phải đặt điện tích thứ tư q0 tại đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.

Bài 12. Hai bụi ở trong không khí ở cách nhau một đoạn R = 3cm mỗi hạt mang điện t ích q = -9,6.10-13C.

a. Tính lực tĩnh điện giữa hai điện tích.

b. Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích của electron là e = -16.10-19C.

Bài 13. Electron quay quanh hạt nhân nguyên tử Hiđro theo quỹ đạo tròn bán kính R= 5.1011m.

a. Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electron.

b. Tín vận tốc và tần số chuyển động của electron.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *