HIỆU ĐIỆN THẾ

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Điện thế.

– Hiệu điện thế.

– Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan.

2. Bài tập.

– Với 6 bài tập tiêu biểu về điện thế, hiệu điện thế, mối liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế  được trích từ sách vật lý nâng cao, các đề kiểm tra của các trường. Tất cả được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  : Hiệu điện thế.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được khái niệm điện thế, hiệu điện thế, liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế, phương pháp giải các bài tập của hiệu điện thế. Những kiến thức này sẽ có trong các đề kiểm tra và đề thi học kỳ.


Bài tập
1

Bài 1 : Hai bản kim loại phẳng đặt  nằm ngang, song song và cách nhau d =10cm, hiệu điện thế giữa hai bản  U = 100 V Từ một điểm cách bản tích điện âm một khoảng d1 = 4cm một êlectron có vật tốc ban đầu V0 = 3.106 m/s chuyển động dọc theo đường sức điện trường về phía bản tích điện âm. êlectron chuyển động như thế nào ? cho biết điiện trường giữa hai bản là đều và qua tác dụng của trọng lực .

Bài 2: Một điện tích q = 3.10-6 C chuyển động dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC, cạnh AB = 20 cm, đặt trong điện trường đều có

E = 6000 V/m, BC // đường sức, chiều từ B®C (hình vẽ). 
                             

a. Tính công của lực điện khi điện tích q di chuyển từ: A®B; B®C và A®C.

b. Tính UBA; UCB và UCA?

Bài 3: Một điện trường đều có cường độ E = 2500 V/m. Hai điểm A và B cách nhau 10 cm khi tính dọc theo đường sức. Tính công của lực điện trường thực hiện lên một điện tích q khi nó dịch chuyển từ A đến B ngược chiều đường sức với q = ±10-6 C.

Bài 4: Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho có hướng song song với CA. Biết AB ^ AC và AB = 6 cm, AC  = 8 cm.
                        

a. Tính E, UAB và UBC. Biết UCD = 100 V (với D là trung điểm của AC).

b. Tính công của điện trường khi electron di chuyển từ B đến C, từ B đến D.

Bài 5 . Tam giác ABC vuông tại A được đặt trong điện trường đều,  Tam giác ABC , a = ABC = 600,­­ . Biết BC = 6cm, UBC = 120V.
                                              

a. Tìm UAC, UBA và cường độ điện trường E ?

b. Đặt thêm ở C điện tích điểm q = 9.10-10C. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại A.

Bài 6. Một điện tích điểm q = -4.10-8 C di chuyển dọc theo chu vi của một tam giác MNP, vuông tại P, trong điện trường đều, có cường độ 200v/m. Cạnh MN = 10cm,  , NP = 8cm. Môi trường là không khí. Tính công của lực điện trong các dịch chuyển sau của q:

a. từ M à N.

b. từ N à P.

c. từ P à M.

d. Theo đường kín MNPM.                        


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Bài 1.Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là bao nhiêu.

Bài 2. Một điện tích q = 1(mC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A, B.

Bài 3. Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100 (V/m). Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300 (km/s). Khối lượng của êlectron là m = 9,1.10-31 (kg). Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của êlectron bằng không thì êlectron chuyển động được quãng đường là bao nhiêu.

Bài 4. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D trong điện trường là UCD= 200V. Tính:

a. Công của điện trường di chuyển proton từ C đến D

b. Công của lực điện trường di chuyển electron từ C đến D.

Bài 5. Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ E=5000V/m. Đường sức điện trường song song với AC. Biết AC = 4cm, CB = 3cm. Góc ACB=900.

a. Tính hiệu điện thế giữa các điểm A và B, B và C, C và A

b. Tích công di chuyển một electro từ A đến B

Bài 6. Một electron bay từ bản âm sang bản dương của một tị điện phẳng. Điện trường trong khoảng hai bản tụ có cường độ E=6.104V/m. Khoảng cách giưac hai bản tụ d =5cm.

a. Tính gia tốc của electron.

b. tính thời gian bay của electron biết vận tốc ban đầu bằng 0.

c. Tính vận tốc tức thời của electron khi chạm bản dương.

Bài 7. Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang tích điện trái dấu có một hiệu điện thế U1=1000V khoảng cách giữa hai bản là d=1cm. Ở đúng giưã hai bản có một giọt thủy ngân nhỏ tích điện dương nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống chỉ còn U2 = 995V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống bản dương?

Bài 8. Một  electron bay  trong điện trường giữa  hai bản của  một tụ  điện đã tích điện và đặt cách nhau 2cm với vận tốc 3.107m/s theo ngsong song với các bản của tụ điện. Hiệu điện thế giữa hai bản phải là bao nhiêu để electron lệch đi 2,5mm khi đi được đoạn đường 5cm trong điện trường.

Bài 9. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2(cm). Lấy g = 10 (m/s2). Tính Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó .


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *