BÀI 6. BÀI TẬP TỔNG KẾT

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

Bài học gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm mang tính tổng hợp kiến thức của cả chương.

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan 4 chon trong các kì thi, cuối mỗi chương là một bài tập tổng kết.

Trong bài học này, với các câu hỏi lí thuyết giáo viên sẽ nhắc lại kiến thức đã học, còn các câu hỏi bài tập là áp dụng phương pháp giải nhanh. Và để giúp các bạn học cập nhật kiến thức cho năm học 2013, trong bài giảng còn có những câu hỏi trong đề thi đại học năm 2012 vừa qua.


Bài tập
1

Câu 1. Trong các đơn chất của nhóm cacbon, đơn chất nào là chất bán dẫn:

A. C, Pb.                      B.  Si, Ge.                     C. Ge.               D. Tất cả các chất A, B, C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Chọn phát biểu đúng:

A. Các dạng thù hình là các dạng đơn chất của cùng một nguyên tố nhưng hình thù màu sắc, cấu trúc và tính chất vật lí khác nhau do điều kiện hình thành các đơn chất đó khác nhau.
B. Khí oxi và khí ozôn là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
C. Kim cương, than chì, than gỗ là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon.
D. Tất cả đều đúng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3. Các hợp chất của cacbon nào sau đây thuộc lọai hợp chất vô cơ:

Tìm Hiểu Thêm:  Hoán vị

A. Khí CH4, khí CO2, và khí CO
B. Khí CO, khí CO2 và các muối cacbonat.
C. Axit H2CO3. axit CH3COOH, muối Na2CO3.
D. Cả A, B, C đều đúng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Dung dịch các chất nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HNO3.                       B. HCl.                         C. H2SO4.                     D. HF. 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5. Cho V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng 50 gam hỗn hợp bột gồm Fe2O3, Fe3O4, CuO. Khí X ra khỏi ống sứ có tỉ khối so với H2 bằng 20 và thể tích là 2,24 lít (đktc). Chất rắn còn lại trong ống sứ là
A. 30,8.                         B. 20,8.                         C. 30,15.                       D. Tất cả đều sai. 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6. Khí CO2 không dập tắt được ngọn lửa mà lại làm cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn khi ta dùng CO2 để chữa đám cháy nào sau đây:

A. Cháy rừng.                                                              B. Kho đựng dụng cụ bằng nhôm bị cháy.
C. Xăng dầu cháy.                                                        D. Xóm nhà lá bị cháy.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Câu 7. Sục 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,01M và Ba(OH)2 0,01M ta sẽ thu được mốt kết tủa trắng có khối lượng là
A. 3,94 gam.             B. 1,97 gam.                    C. 19,7 gam.     D. 2,955 gam.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 11. BT tổng kết chương


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
8

Câu 8. Dung dịch muối X làm cho giấy quì tím hóa xanh còn dung dịch muối Y không màu đổi màu giấy quì tím. Trộn lẫn hai dung dịch muối X và Y vào nhau thu được kết tủa trắng vậy muối X và Y có thể là

A. Na2CO3 và KCl.                                            B. K2CO3 và BaCl2.
C. Na2SO4 và Ba(NO3)2.                                   D. NaCl và  AgNO3.
Cho phương trình phản ứng có dạng:
      X  +  BaCl2   →   Y↓   +  NaCl


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
9

Câu 9. Cho phương trình phản ứng có dạng:

      X  +  BaCl2   →   Y↓   +  NaCl
X có thể là:
A. Na2SO4, Na2CO3, Na2SiO3, Na3PO4, Na2SO3.                           B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaH2PO4.
C. Na3PO4, NaOH, NaCH3COO, Na2SO3, NaHPO4                                  D. Tất cả A, B, C, đều đúng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
10

Câu 10. Cho phương trình phản ứng có dạng:

      X  +  BaCl2   →   Y↓   +  NaCl
Kết tủa Y có thể là
A. BaSO4, Ba3(PO4)2, BaHPO4, BaCO3, BaSO3.               B. BaSO4, BaCO3, BaSiO3, Ba3(PO4)2, BaSO3.
C. BaCO3, BaSO4, Ba(CH3COO)2, BaSiO3.                       D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
11

Câu 11. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

     A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
     B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
     C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
     D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
(Đề thi TSĐH khối A – 2012 Mã đề 384- Câu 17)


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
12

Câu 12. ( Đề thi TSĐH khối B- 2012- Câu 25 –Mã đề 359) Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
         A. 19,70.                          B. 23,64.                          C. 7,88.                   D. 13,79.  


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
13

Câu 13. (Đề thi TSĐH khối B- 2012- Câu 40 –Mã đề 359)  Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
         A. 2,24.                            B. 4,48.                            C. 6,72.                   D. 3,36.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *