BÀI 2

BÀI TẬP VỀ ANKEN

  Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

  Giới thiệu:

  Bài giảng này gồm hai phần:

  + 6 Bài tập tự luận.

  + 6 Bài tập trắc nghiệm.

Các bài tập giúp các bạn học sinh:

– Viết thành thạo các phương trình phản ứng cộng, trùng hợp, oxi hóa…

– Gọi tên các anken, viết được các dãy đồng đẳng, đồng phân của anken.

– Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên.

– Giải các bài toán đốt.


Bài tập
1

I. Bài tập tự luận

Câu 1. Viết phương trình phản ứng trùng hợp của

a) Cl-CH=CH2,          b) CH3-COO-CH=CH2,
c) C6H5-CH=CH2      d) C2H5-CH=CH2.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Viết phương trình phản ứng cộng

a) H-OH,  b) H-X
vào CH3-CH-CH=CH2
                l
               CH3      

Hãy cho biết sản phẩm chính và sản phẩm phụ của phản ứng.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3. Hydrat hoá hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hydrocacbon ta thu được hỗn hợp hai rượu no đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hai rượu này ta thu được 5,6 lít khí CO2(đktc) và 6,3 gam H2O.

 a. Hãy xác định công thức phân tử của hai hydrocacbon.
b. Tính % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi hydrocacbon

Tìm Hiểu Thêm:  Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một anken. Khối lượng hỗn hợp A là 9,00 gam và thể tích 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích được đo ở đktc.
Xác định CTPT và phần trăm thể tích từng chất trong A.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5*. 2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br2.
    a) Viết phương trình phản ứng và xác định công thức phân tử của A.
    b) Biết rằng khi hydrat hoá A chỉ thu được một alcol duy nhất. Hãy cho biết cấu trúc hoá học của A.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C4H8 ta thu được 5,6 lít khí CO2(đktc).

   a) Hãy tính % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong X.
   b) Nếu cho 224 lít khí X(đktc) tham gia phản ứng trùng hợp thì tổng khối lượng polyme thu được bằng bao nhiêu, biết hiệu suất trùng hợp bằng nhau và bằng 90%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Tìm Hiểu Thêm:  Điện trường và CĐ điện trường- Đường sức điện.

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 7 gam hỗn hợp X gồm hai hydrocacbon ta thu được 11,2 lít khí CO2 thì thể tích khí O2 cần thiết cho phản ứng cháy (đktc) là

A. 11,2 lít.            B. 16,8 lít.         C. 5,6 lít.          D.4,48 lít.

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan và propan bằng oxy của không khí (trong không khí O2 chiếm 20% theo thể tích) thu được 7,84 lít khí CO2(đktc) và 9,9 gam nước.Thể tích không khí ở (đktc) nhỏ nhất để đốt cháy hoàn toàn lợng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)

 A.78,4 lít.            B. 70,0 lít.         C. 56 lít.         D. 84.0 lít.

Câu 3. Khi cho ankan X chứa 83,72% C theo khối lượng. tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1( trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được hai dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là ( cho C = 12, H = 1, Cl = 35,5)

A. 2,3-dimetylbutan.      B.3- metylpentan.          C.2- metylpropan.          D. butan.

Câu 4. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai alcol (rượu) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháyvào 2 lít dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của hai rượu X và Y là (cho H =1, C = 12, O = 16, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

A. C4H9OH và C5H11OH.                     B. C3H7OH và C4H9OH.
           C.C2H5OH và C4H9OH.                        D. C2H5OH và C3H7OH.

Tìm Hiểu Thêm:  Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai hydrocacbon có công thức phân tử tổng quát khác nhau ta thu được khí CO2 và H2O có số mol bằng nhau thì công thức phân tử tổng quát của hai hydrocacbon  có thể là

A. CnH2n và CmH2m                      B. CxHy và Cx’Hy’ có tỉ lệ số mol 1: 1
C. CnH2n  và CnH2n+2                     D. CnH2n+2 và CnH2n-2 và số mol hai chất bằng nhau

Câu 6. Chia 3,5 gam hỗn hợp hai anken thành hai phần: phần 1 chỉ bằng 1/3 phần 2

– Phần 1 phản ứng vừa đủ với 25 ml dung dịch Br21M.

– Đốt cháy hoàn toàn phần 2 sẽ thu được khí CO2 và hơi nước lần lượt có khối lượng là

A.8,25 gam và 3,375 gam.           B. 0,1875 gam và 0,1875 gam.
C. 82, 5 gam và 3,375 gam.         D.  41,25 gam và 33,75 gam.

Câu 7. Hỗn hợp khí A chứa eten và hidro. Tỉ khối của A đối với hidro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với hidro là 9,0.

Tính hiệu suất phản ứng cộng hidro của eten.

A. 33,63%.                    B. 33,33%.        36,33%.            D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *