BÀI 2

BÀI TẬP ANKAN

Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

Giới thiệu:

NỘI DUNG BÀI HỌC:

Bài học này gồm 9 bài tập tự luận và 16 bài tập trắc nghiệm về ankan.

Các bài tập sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức của bài học trước và vận dụng sáng tạo để giải bài tập cũng như trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề như xác định CTPT, CTCT, gọi tên, tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí…


Bài tập
1

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1.
Hãy viết công thức phân tử của ankan chứa
a) 12 nguyên tử C. 
b) 16 nguyên tử H.
c) 18 nguyên tử H.
d) 32 nguyên tử C.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
2

Câu 2. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất sau
a) isopentan.                            b) neopentan.
c) heptan.                                d) 2,3-dimetylbutan.
e) 3-etyl-2-metylheptan.             g) 2,3,3 trimetylhexan.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
3

Câu 3.
a. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn và đọc tên theo IUPAC các an kan có công thức phân tử C4H10, C5H12  và C6H14
b. Trong các chất trên, chất nào tham gia phản ứng thế với Cl2 theo tỉ lệ mol 1: 1 sẽ tạo ra một dẫn xuất monoclo duy nhất.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
4

Câu 4. Hai công thức cấu tạo sau đây biểu diễn hai chất khác nhau hay chỉ là một chất, giải thích.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
5

Câu 5. Vì sao ta thường dùng xăng dầu để rửa tay dính dầu mỡ hay rửa các chi tiết máy?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
6

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hydrocacbon ta thấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí CO2 (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng hydrocacbon đó chỉ tạo thành một monocloro duy nhất. Hãy xác định công thức cấu tạo của nó.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
7

Câu 7*. Đốt cháy hoàn toàn m gam xăng ta thu được 0,8 mol CO2 và 1,2 mol H2O. Hãy tính nhanh khối lượng m và thể tích không khí (đktc)đã lấy dư 50% để đốt cháy hoàn tòan m gam xăng trên, biết trong không khí chứa 20% O2 theo thể tích.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

Bài tập
8

Câu 8*.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 0,81 gam H2O và 0,784 lít khí CO2 (đktc). Hãy trả lời nhanh các câu hỏi sau:
    a) Xác định công thức phân tử của hai hydrocacbon.
    b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
9

Câu 9. Trắc nghiệm đúng sai (true and false): Hãy chọn câu phát biểu đúng (Đ) hay sai (S) của các câu hỏi sau:
a. Heptan không tan trong dung dịch axit sulfuric loãng. Đ/S
b. Heptan tan tốt trong benzen.   Đ/S
c. Ta nên dùng vòi phun nước vào đám cháy xăng dầu. Đ/S
d. Octan tan được trong dung dịch NaOH đặc.  Đ/S
e. Đốt cháy một hydrocacbon X mà số mol H2O sinh ra gấp đôi số mol CO2 thì X là CH4.  


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
10

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tìm câu phát biểu không đúng?
A. Ankan mạch phân nhánh ắt phải có nguyên tử hydro bậc III hay bậc IV.
B. Ankan mạch không phân nhánh chỉ chứa các nguyên tử cacbon bậc I và bậc II.
C. Ankan là một trong ba thành phần chính của dầu thô.
D. Trong các loại thuốc xức ngoài da không thể có parafin.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
11

Câu 2. Hydrocacbon X có công thức cấu tạo:
                   H5C2    CH3
               H3C- CH-C-CH2 -CH2– CH-CH2– CH2-CH3
                               CH3              C2H5
Theo IUPAC tên của X là
A. 7-etyl-3,4,4- trimetyldecan.
B. 2,6 –dietyl-3,3 dimetylnonan.
C. 4, 8-dietyl-7,7-dimetylnonan.
D. 3-propyl- 6, 6,7- trimetylnonan.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
12

Câu 3. Cracking hoàn toàn V lít ankan khí ta thu được V’ hỗn hợp khí, quan hệ giữa V và V’ là
A.  V = V’.            B. V > V’.         C. V’ = 2V.        D. V’ > V.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Bài tập
13

Câu 4. Dãy các ankan nào sau đây có thể tạo ra một dẫn xuất mono cloroankan duy nhất:
A. metan, etan, propan.
B. metan, etan, neopentan.
C. neopentan, propan, isobutan.
D. isobutan, neopentan, isopentan.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
14

Câu 5. Dãy các chất nào sau đây có thể bị phân cắt đồng li:
A. CH4, Cl2, Br2, F2.                                B. Cl2, CH3-CH3, Br2.
C. CH3-CH2-CH3, F2, Cl2, CH4.                 D.Br2, CH3-C3H7, HCl.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
15

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm hai hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp, ta thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là
A. 50%C2H6 và 50%C3H8.                                   B. 40%C3H8 và 60%C4H10.
C. 50%C2H4 và 50%C3H6.                                    D. 40%C2H6 và 60%C3H8.
Đốt cháy hoàn toàn m gam xăng ta thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam H2O. Hãy trả lời hai câu hỏi 7 và 8 sau:


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
16

Câu 7. Thể tích không khí (đktc có chứa 20% O2 theo số mol) đã lấy dư 20% để đốt cháy hết m gam xăng bằng
A.2,24 lít.                        B.5,12 lít.                      C.16,8lít.                        D. 1,792 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
17

Câu 8. Khối lượng m bằng
A.1,24 gam.                    B.1,14 gam.                C. 2,4 gam.                    D. 1,5 gam.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
18

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2 gam hỗn hợp 2 hydrocacbon X, Y rồi cho sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O qua bình KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng lên 4,08 gam. Thể tích khí O2(đktc) đã tham gia phản ứng cháy là
A.1,456 lít.          B. 2,56 lít.         C, 1,68 lít.       D.0,672 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
19

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn  3,2 gam hydrocacbon X cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 7,2 gam, CTPT của X là
A.C2H6.             B. C3H8.             C.C2H2.             D.CH4.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  VĐ 2. Ý nghĩa của đạo hàm - Lập phương trình tiếp tuyến

Bài tập
20

Câu 11. Hỗn hợp khí X gồm C2H6 và C4H10 có thể tích bằng nhau. 4,48 lít khí O2 (đktc) có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu lít hỗn hợp khí X (đktc).
A. 2,24 lít.           B. 0,896 lít.       C. 0,448 lít.     D. 1,12 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
21

Câu 12. Nung 24,6 gam natri axetat với vôi tôi – xút dư đến phản ứng hoàn toàn, ta thu được khí X. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình KOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam và có m’ gam muối được tạo ra thì giá trị của m và m’ lần lượt là

A. 24 gam và  41,4 gam.                        B. 26 gam và 42 gam.

C. 18,6 gam và 41,4 gam.                      D.13,2 gam và 41,4 gam.

Thu được 0,3.138 = 41,4 gam K2CO3  (A)


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
22

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H4, CH4 và C2H6 ta thu được 28,8 gam H2O và 22,4 lít khí CO2 (đktc) thì % theo thể tích của C2H4 có trong X là
A. 24,14%.        B. 18,8%.             C. 28,56%.                   D. 14,29%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
23

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí X gồm C2H2 và C2H6 ta thu được 1,8 gam H2O và 2,24 lít khí CO2 (đktc) thì % theo thể tích của X
A. C2H2% = 20% & C2H6% = 80%                                    B.C2H2% = C2H6% = 50%.
C. C2H2% =33,33% & C3H6% = 66,67%.                           D. C2H2%  =  25%  và C2H6% = 75%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
24

Câu 15. Cracking 10 lít khí butan ta thu được 18 lít hỗn hợp khí B, cho thể tích khí đo ở cùng điều kiện, hiệu suất cracking bằng
A. 60%.                        B. 75%.               C. 90%.           D. 80%.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng


Bài tập
25

Câu 16. Gas làm chất đốt là hỗn hợp buta-propa gase có tỉ lệ mol  nC4H10 : nC3H8 = 3: 1. Cứ mỗi lần đun nước ta dùng hết 5,45 gam gas thì ta đã thải vào không khí một lượng khí CO2 có thể tích V (đktc) là
A. 1,12 lít.           B. 4,48 lít.         C. 8,4 lít.           D. 3,36 lít.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *