Bằng tài khoản Facebook hoặc Google hoặc Yahoo
với tài khoản cadasa.vn
BÀI 4. BÀI TẬP AMONIAC & MUỐI AMONI
Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân
Giới thiệu:
Câu 1. Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do A. amoniac tan nhiều trong nước. B. phân tử amoniac là phân tử có cực. C. khi ta trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH+ và OH-. D. khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo ra các ion NH+ và OH-
Câu 2. Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng? A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit. B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit. C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quì tím hóa đỏ. D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoni thoát ra.
Câu 3. Hãy giải thích tại sao ta nói khí NH3 và khí HCl là thuốc thử của nhau.
Câu 4. Hãy cho biết liên kết hóa học giữa khí NH3 và ion H+, chứng tỏ NH3 có tính bazơ theo phản ứng:
Câu 5. Các hợp chất có nhóm NO3 hay NO2 đều có khả năng gây ra phản ứng nổ vì: A. Khi bị kích thích ở nhiệt độ cao các gốc NO3 hay NO2 sẽ bị nhiệt phân tạo ra oxi mới sinh có hoạt tính mạnh có khả năng đốt cháy tức khắc các nguyên tố C, H, S, P..có trong thành phần của chất nổ hay hỗn hợp nổ. B. Các muối nitrat kim loại và và nitrit kim loại là các chất nổ. C. Thuốc súng đen có muối KNO3 là chất gây nổ. D. Tất cả đều sai.
Câu 6. Muốn phát hiện khí NH3 ta phải dùng giấy quì tím ướt vì: A. Giấy quì ướt mới có màu tím. B. Giấy quì ướt làm nổi bật màu tím và màu xanh. C. Giấy quì tím ướt hấp thụ NH3 biến thành dung dịch NH4++ OH- và chính ion OH- làm màu tím của giấy quì hóa xanh. D. Tất cả đều sai.
Câu 7. Các dung dịch muối nào sau đây có pH < 7: A. NH4Cl, NH4NO3, Na2CO3. B. NH4Cl, (NH4)2SO4, ZnSO4, NH4NO3. C. K2CO3, NH4Cl, Al2(SO4)3, (NH4)2 CO3. D. Tất cả đều sai.
Câu 8. Để điều chế một ít khí NH3 cho phòng thí nghiệm ta co thể thực hiện phản ứng nào sau đây: A. Tổng hợp NH3 từ N2 và H2. B. Cho NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nhẹ. C. Mở nắp bình đựng dung dịch (NH4+ + OH-) rồi đun nhẹ. D. Cả hai phản ứng B và C.
Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm hai khí N2 và H2, tỉ khối của X so với NO bằng 0,24. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 với X ta thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 3,75. Hiệu suất tổng hợp NH3 bằng A. 10%. B. 25%. C. 30%. D. Tất cả đều sai.
Câu 10. Nồng độ mol /lít của ion NH4+ trong X là: A. 0,8M. B. 1M. C. 1,2M. D. Tất cả đều sai.
Câu 11. Nồng độ ion OH- trong dung dịch Y là: A. 2M. B. 1M. C. 2,5 M. D. Tất cả đều sai.
Câu 12. Thể tích dung dịch X cần dùng để phản ứng với 200 ml dung dịch Y là: A. 200ml. B. 250ml. C. 150 ml. D. Tất cả đều sai.
Câu 13. Hiệu suất phản ứng ở câu 19 là 75% thì thể tích NH3 bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn bằng: A. 4,48 lít. B. 33,6 lít. C. 6,72 lít. D. Tất cả đều sai.
Câu 14. Sục khí NH3 đến dư vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời AlCl3 0,5M và Fe2(SO4)3 0,6M, ta thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Hãy tính m và thể tích V (đktc) của khí NH3 biết rằng ta đã lấy NH3 dư 20% so với lượng cần thiết.
Câu 15. Cho hệ cân bằng hóa học tổng hợp NH3 xảy ra trong bình kín có piston để thay đổi áp suất khí:
Muốn nâng cao hiệu suất tổng hợp NH3 ta có thể A. Cho nhiệt độ bình không quá cao. B. Nén piston để tăng áp suất. C. Cho N2 dư hay H2 dư. D. Phải phối hợp cả 3 biện pháp trên.
Khối lượng 1 mol Y: MY = 2d = 2.3,75 = 7,5 gam/mol
Ta cho hỗn hợp X là 1 mol có khối lượng 7,2 gam trong đó có 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2.
N2 + 3H2 → 2NH3 (1)
x 3x 2x (mol)
Gọi x với x ≤ 0,2 tham gia phản ứng (1)=>(1) làm số khí giảm 2x mol Þ nhhY = (1-2x) mol.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:My=7.2 /(1-2x)=7.5 = > x =0.02mol = > h% NH2 =0.02/0.2 * 100% =10%