THẾ NĂNG

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Thế năng

– Thế năng trọng trường.

– Thế năng đàn hồi.

– Định lí về độ biến thiên động năng.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 14 bài tập tự luận về thế năng được lấy từ các
đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được
khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Thế
năng
.

** Khi học xong bài này các bạn sẽ biết được khái
niệm về thế năng, thế năng trọng trường, định lí về động năng và phương pháp
giải các bài tập về thế năng. Khái niệm thế năng là một phần quan trọng vì kiến
thức này sẽ được sử dụng nhiều trong vặt lý học và có trong các đề thi học kỳ.

Bài tập 1

BÀI 1 : Từ độ cao 10m so với mặt đất, một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 5ms-1. Bỏ qua sức cản của không khí  và lấy g = 10ms-2.

1. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.

2. Tính vận tốc của vật tại thời điểm vật có động năng bằng thế năng.

BÀI 2. Một vật có khối lượng 0,5kg rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất.Lấy g=10m/s2.Chọn gốc thế năng tại điểm rơi.

a.Tính thế năng của vật tại điểm bắt đầu rơi ?

b.Tính thế năng của vật tại điểm sau khi nó rơi được 1s?           

BÀI 3: Hai vật có các khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ qua ròng rọc trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ (a = 300). Ban đầu m1 và m2 ở ngang  nhau và cách chân mặt phẳng nghiêng một đoạn h0 = 3m. Tính thế năng và độ biến thiên thế năng của hệ hai vật ở vị trí ban đầu và vị trí mà m1 đi xuống 1 m , nếu :

a, Chọn gốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng .

b, Chọn gốc thế năng ở độ cao ban đầu của hai vật .

c. Nhận xét ?  

BÀI 4 .  Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu

BÀI 5 : Một lò xo có chiều dài l1 = 21cm khi treo vật m1 = 100g và có chiều dài l2 = 23cm khi treo vật m2 = 300g. Tính công cần thiết để kéo lò xo dãn ra từ 25cm đến 28cm. Lấy g = 10m/s2.

BÀI 6: Cho hệ gồm vật m, nối với hai lò xo k1= 1,5 N/cm ; k2= 3 N/ cm như hình vẽ. Ban đầu vật m nằm ở vị trí cân bằng và các lò xo không biến dạng. Kéo m ra khỏi vị trí cân bằng theo phương dọc theo các lò xo một đoạn Dl = 3 cm. Trong từng trường hợp hãy tính thế năng đàn hồi của hệ 2 lò xo.     
Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

1. Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g=10m/s2 là bao nhiêu?  (chọn thế năng tại mặt đất )

ĐS: -200J                                    

2.Tính thế năng của một vật có khối lượng 500kg ở độ cao 10m so với mặt đất?lấy g = 10m/s2 .Chọn gốc thế  năng tại mặt đất.

ĐS :50000 J                      

3. Một vật có trọng lượng 4 N và có thế năng 40 J thì vật đó đang ở độ cao nào so với đất ?

ĐS: 10 m                              

4. Một vật có khối lượng m =1kg, lấy g =10m/s2  có thế năng 20J. Khi đó vật có độ cao là bao nhiêu:    

ĐS : 2m                       

5. Một vật khối lượng 1 kg có thế năng 1 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2 khi đó vật ở độ cao bằng bao nhiêu?  

ĐS: 0.1 m                                    

6. Một vật có khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m xuống đất.Lấy g=10m/s2.Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a.Tính thế năng của vật tại điểm bắt đầu rơi ?

b.Tính thế năng của vật tại điểm sau khi nó rơi được 1s?

7. Một người nặng 60kg thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao 15 m so với mặt  nước. Lấy g = 10 m/s2.

a.Tìm vận tốc của người ở độ cao 10 m và khi chạm nước.       

b.Nếu người đó nhảy khỏi cầu với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s thì  vật tốc chạm nước sẽ là bao nhiêu.

8. Một vật có khối lượng 1,5kg rơi tự do từ độ cao 25m xuống đất.Lấy g=10m/s2.Chọn gốc thế năng tại điểm rơi.

a.Tính thế năng của vật tại điểm bắt đầu rơi và thế năng tại mặt đất ?

b.Tính thế năng của vật tại điểm sau khi nó rơi được 0,5s?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  B9. Hệ thức lượng trong tam giác thường – Giải tam giác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *