SỰ RƠI TỰ DO

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Các khái niệm, đặc điểm và công thức về sự rơi tự do.

– Các dạng bài tập về sự rơi tự do :

  + Áp dụng công thức cơ bản tìm các đại lượng.

  + Bài toán tìm quãng đường.

– Một số thí dụ và bài tập áp dụng.

2. Bài tập.

– Với 7 bài tập là những câu được lấy trong sách giáo khoa và sách bài tập nâng cao được phân thành các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Các dạng này đươc khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  :  – Sự Rơi Tự Do.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được khái niệm và đặc điểm về sự rơi tự do, các dạng bài tập về sự rơi tự do. Đây là một dạng của chuyển động cơ và là phần bài tập quan trọng trong các đề thi và kiểm tra.

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1 : Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Lấy g=10m/s2

Bài 2 :  Người ta thả rơi tự do hai vật A và B cùng 1 độ cao. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ khi thả vật A thì khoảng cách của chúng là 1m. Lấy g=10m/s2

Bài 3 :  Một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng sâu. người quan sát nghe được tiếng động vang (do phản xạ âm ) lại sau 3s. Tìm độ sâu của giếng .Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s . Lấy g=10m/s2.

Tìm Hiểu Thêm:  B6. Bài tập nâng cao tìm GTLN và GTNN

Bài 4 : Một vật rơi từ độ cao 45m xuống đất, Lấy g=10m/s2. Tìm

a .Quãng đường vật rơi được sau 2s

b. Quãng đường vật rơi được trong giây thứ 2

c. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối

Bài 5:  Một vật rơi tự do nơi có gia tốc trọng trường là g, trong giây thứ 3 quãng đường vật rơi được là 24,5m và vận tốc vừa chạm đất là 39,2m/s. Tìm g và độ cao h.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

Bài 1 : Sau 2 s kể từ lúc giọt thứ nhất rơi ,khoảng cách giữa hai giọt nước là 25m. Tính thời gian muộn của giọt 2 so với giọt 1. Lấy g=10m/s2.
Đ/s: 1s

Bài 2 : Một vật rơi tự do trong 2s cuối cùng nó đi được 60m . Lấy g=10m/s2. Tính :

 a. Thời gian rơi

 b. Độ cao nơi thả vật. 

Bài 3: Vật rơi tự do, trong giây cuối cùng vật rơi được 35m. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

Bài 4. Thả hai vật rơi tự do, một vật rơi xuống đến đất mất một khoảng thời gian gấp đôi vật kia. So sánh độ cao ban đầu của hai vật và vận tốc của chúng khi chạm đất.
Đ/s: h1/h2 = 4 ;  v1/v2 = 2.

Bài 5: Một vật rơi tự do từ cao xuống đất mất 5s. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính :
a. Độ cao ban đầu của vật.
b. Quãng đường vật rơi trong giây cuối.
c. Thời gian vật rơi trong 25m cuối.

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 29 - CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

Bài 6: Một vật được rơi tự do tại nơi có g = 9,8m/s2.
a. Tính quãng đường vật rơi trong 3s và trong giây thứ ba.
b. Lập biểu thức quãng đường vật rơi được trong n giây và trong giây thứ n.
Đ/s: a. 44,1 m ; 24,5 m;   

       b. n2g/2; (2n -1)g/2

Bài 7. Từ trên tầng cao của một tòa nhà cao tầng người ta thả rơi tự do một vật A. Một giây sau, ở tầng thấp hơn 10 m, dọc theo phương chuyển động của vật A người ta buông rơi vật B. Lấy g = 10m/s2

a. Sau bao lâu hai vật A và B sẽ đụng nhau.Tính vận tốc của hai vật đó và quãng đường mà vật B đã đi được.

b. Tính khoảng cách giữa hai vật A và B sau hai giây kể từ lúc vật A bắt đầu rơi. 
Đ/s : a.1,5 s; vA = 15 m/s; vB = 5 m/s; 1,25 m
        b. 5 m

Bài 8. Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5 s. Lấy g = 10m/s2

a. Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi được 0,5 s ; 1 s ; 1,5 s. 

b. Hai giọt nước tới đất cách nhau một khoảng thời gian bao nhiêu?  
Đ/s: a. 1,25 m; 3,75 m ; 6,25 m
       b. 0,5 s

Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *