QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BOILO – MARIOT

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Các thông số trạng thái.

– Quá trình biến đổi trạng thái.

– Quá trinh đẳng nhiệt

– Định luật Boilo-Mariot.

– Đường đẳng nhiệt.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 12 bài tập tự luận và các câu trắc nghiệm lý thuyết về quá
trình đẳng nhiệt, định luật Boilo-Mariot được lấy từ các đề kiểm tra của các
trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn
đề sau :

Vấn đề : Quá
trình đẳng nhiệt. Định luật Boilo – Mariot
.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được thế nào là quá
trình đẳng nhiệt, định luật Boilo-Mariot và một số bài tập áp dụng. Dạng bài
tập này là phần bài tập quan trọng của phần chất khí và có trong các đề thi.

Bài tập 1

Bài 1: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định?

A. Áp suất, thể tích , khối lượng.

B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.

C. Thể tích, khối lượng, áp suất.

D. Áp suất , nhiệt độ, khối lượng.

Bài 2: Quá trình nào sau đây là đẳng quá nhiệt?

A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.

B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.

C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.

D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.

Bài 3: Hệ thức nào sau đây là của định luật

 Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? 

A. p1V2 = p2V1.

B. p/V = const

C .pV = const

D. V/p = const

Bài 4: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?



Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

Bài 1: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích 10 lít . Tính thể tích của lượng khí này khi áp suất là 2,5.105 Pa. Biết nhiệt độ giữ nguyên không đổi.

Bài 2: Một xilanh chứa khí có thể tích 60cm3 ở áp suất 3atm. Dùng tay nén pít-tông xuống làm thể tích của xilanh chỉ còn 40cm3 mà nhiệt độ không đổi. Áp suất lúc sau của khí trong xilanh là bao nhiêu?

Bài 3: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến 6 lít thì thấy áp suất tăng thêm 50 KPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?

Bài 4: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí lý tưởng cho đến khi thể tích của nó chỉ còn 2/5 thể tích ban đầu thì áp suất của nó sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 5: Người ta điều chế khí hidro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm. Coi nhiệt độ không đổi

Bài 6: Một quả bóng có thể tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí vào quả bóng bằng pit tong có thể tích 0,125 lít dưới áp suất 105Pa. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần thì áp suất trong quả bóng đạt 2.105Pa. Coi nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình bơm

Bài 7: Người ta biến đổi đẳng nhiệt 3 gam khí hidro ở điều kiện chuẩn (po=1 tm và To= 273 K) đến áp suất 2 atm. Tìm thể tích của lượng khí đó sau khi biến đổi.

Bài 8:  Cho một lượng khí lí tưởng, nếu tăng áp suất của khí thêm 105 Pa thì thể tích biến đổi 1 lít. Nếu biến đổi áp suất của khí 2.105 Pa thì thể tích tăng thêm 5 lít. Coi trong các quá trình biến đổi đều giữ nhiệt độ không đổi. Tìm áp suất và thể tích ban đầu. 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *