Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

PHẦN I – A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

– Các cấp tổ chức của thế giới sống:

Nguyên tử à phân tử à bào quan à tế bào àà cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể à quần thể à quần xã à hệ sinh thái à sinh quyển.

– Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Học thuyết tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG  CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

– Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

– Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

– Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường à sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

– Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

– Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

– Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau à thế giới sống đa dạng và phong phú.

PHẦN I – B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ

Câu 3. Tại sao khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định?

Câu 4. Trình bày vai trò của gan trong việc điều hoà nồng độ Glucôzơ máu?

Câu 5. Tại sao nói: thế giới sống liên tục tiến hóa?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *