CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Chuyển động tịnh tiến của vật.

– Gia tốc của chuyển động tịnh tiến.

Đặc điểm của chuyển động quay.Tốc độ góc.

Mức quán tính trong chuyển động quay.

– Một số ví dụ và bài tập liên quan .

2. Bài tập.

– Với 5 bài tập tự luận về chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật  rắn được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập vật lý nâng cao. Các bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

** Qua bài học này, các bạn sẽ biết được thế nào là chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn và phương pháp giải các bài tập về chuyển động tính tiến và chuyển động quay. Đây là dạng bài tập khó và những kiến thức này sẽ được nhắc lại trong chương trình vật lý 12. 

Bài tập 1

Bài 1. Người ta kéo một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N không đổi làm thùng chuyển động  trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2.

a. Tính trọng lượng của thùng?

Tìm Hiểu Thêm:  B1. Phương trình đường thẳng

b. Tính phản lực của mặt phẳng ngang lên thùng và áp lực của thùng xuống mặt phẳng ngang?

c. Tính lực ma sát?

d. Tính gia tốc của thùng?

e. Quãng đường thùng trượt được sau 5 giây đầu?

BÀI 2 . Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại.

a. Nếu xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?

b. Nếu tồc độ của xe chỉ bằng một nửa lúc đầu thì đoạn đường  trượt bằng bao nhiêu?

BÀI 3 :  Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s2.

a. Tính lực kéo.

b. Sau quãng đường ấy , lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều?

BÀI 4 . Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nền nhà bằng một sợi dây chếch 300 so với phương ngang. Lực kéo dây là 120 N. Hòm chuyển động thẳng với gia tốc 1,2 m/s2 . Tính hệ số ma sát trượt giữa hòm và nền nhà.

BÀI 5 . Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng a so với phương ngang.

a. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Tính góc a. Lấy g = 9,8 m/s2.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 35. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

b. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,27 thì trong giây đầu tiên vật trượt được một đoạn đường bằng bao nhiêu?


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *