CHUYỀN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.

Nội dung bài học:

1. Bài giảng:

– Các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều .

– Các dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều :

  + Dạng 1 : dựa vào phương trình tìm a, v, s,…

  + Dạng 2 : tìm các đại lượng a, s, v, t theo công thức.

  + Dạng 3 : viết phương trình chuyển động.

– Một vài thí dụ và bài tập áp dụng.

2. Bài tập.

– Với 7 bài tập là những dạng bài tập quan trọng sẽ có trong các đề thi và kiểm tra. Các dạng bài tập này được khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề  :  Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều.

** Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được những dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. Đây là những dạng bài tập trọng tâm.

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1 : Cho
pt 😡 = 5 – 2t + 0,25t2 (mét, giây)

a. Tìm gia tốc của vật.

b .Viết phương trình vận tốc, và phương trình đường đi của
vật.

Bài 2 : Một
đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36km/h thì hãm phanh sau 5s thì dừng hẳn.

a .Tìm gia tốc của tàu.

b. Tìm quãng đường tàu đi được kể từ lúc hãm phanh.

Bài 3 : Một
xe chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường 24m, 64m, trong khoảng
thời gian liên tiếp bằng nhau bằng 4s, xác định gia tốc, vận tốc ban đâu của
xe.

Bài 4 : Một
ô tô đang chạy với tốc độ 54km/h, thì thắng gấp đi được 50m rồi dừng hẳn.

a. Tìm gia tốc của xe

Tìm Hiểu Thêm:  Tự học có hướng dẫn: Lập dàn ý bài văn tự sự

b. Tìm thời gian từ khi thắng đến khi dừng hẳn.

Bài 5 : Một
xe đạp đi được 3 giai đoạn : đang chạy đều với tốc độ 18km/h, sau 30 phút thì
lên dốc dài 100m chuyển động chậm dần với gia tốc 0,08m/s2, hết dốc
thì xe chạy nhanh dần đều sau 5 phút đạt vận tốc 27km/h.

a. Tìm quãng đường đi được trong gia đoạn 1

b. Tìm vận tốc ở cuối giai đoạn 2

c .Tìm gia tốc ở giai đoạn 3 


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI
TẬP ĐỀ NGHỊ

Bài 1 : một
xe chuyển động chậm dần đều trên 2 đoạn đường liên tiếp bằng nhau và bằng 100m,
trong thời gian lần lượt là 3,5s và 5s, tìm gia tốc của xe.

Bài 2:  Hai xe đạp khởi hành cùng lúc ngược chiều
nhau, người thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 18km/h và lên dốc chậm dần đều
với gia tốc 20cm/s2, người thứ 2 khởi hành từ B về A với tốc độ
5,4km/h, xuống dốc nhanh dân đều với gia tốc 0,2m/s2. . Biết
AB=130m.

a.
Lập phương trình chuyển động của 2 xe,

b.
Sau bao lâu hai xe gặp nhau.

c.
Vẽ 

Bài 3: Một ôtô khách rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 1 phút ôtô đạt đến vận tốc 32,4 km/h.

a, Tính gia tốc của ôtô ra m/s2 ?

b, Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì bao lâu nữa ôtô đạt vận tốc 57,6 km/h ? ( kể từ lúc ôtô có vận tốc 32,4 km/h ). 
Đ/s : a.    a = 0,15 m/s2.            b.  Dt  = 46,7 ( s )   

Tìm Hiểu Thêm:  Bài toán về chuyển động ném ngang.

Bài 4:  Một xe máy bắt đầu CĐ thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 10 m/s trong giây thứ 4 xe đi được 10,7 m 

a. Tính gia tốc của xe máy ? vận tốc của xe máy ở cuối giây thứ tư ?

b. Tính quãng đường đi được của xe máy sau 10 giây ?

Bài 5. Một vật chuyển động thẳng theo phương trình  x = 4t2 + 20t  ( cm ; s )

a, Tính quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2= 5s  suy ra vận tốc trung bình trong khoảng thời gian này ?

b, Tính vận tốc của vật lúc t = 3s ?

Đ/s : a. vtb= 48 cm /s    ;  b. v3 = 44 cm /s

Bài 6: Ở cùng một thời điểm có một vật chuyển động nhanh dần đều từ A -> B với vận tốc ban đầu 10 m/s, gia tốc 2 m/s2. Một vật thứ hai chuyển động thẳng đều từ B về A với vận tốc 4m/s. Biết AB = 351 m .

a, Lập phương trình chuyển động cho 2 vật .

b, Xác định vị trí và thời điểm  2 vật gặp nhau , tính vận tốc của vật 1 ở B và vật 2 ở A ?

c, Tính vận tốc trung bình của 2 vật trên đoạn đường AB.

Đ/s: a. x1= 10 t + t2 ( m ; s ) ; x2 = 351 – 4t ( m ; s )

        b. 13 s ; 299m cách A  O

        c. + Vật1 : vtb = 24,4 m/s

            + Vật2 : vtb = 4 m/s và vật chuyển động thẳng đều 

Bài 7:  Từ hai điểm A và B trên đường thẳng cách nhau 125 m có hai vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều đi ngược chiều nhau. Vật 1 đi từ A -> B với vận tốc ban đầu 4m/s và gia tốc 2 m/s2 . Vật 2 đi từ B về A với vận tốc ban đầu 6 m/s và gia tốc 4 m/s2 .

a, Viết phương trình cho 2 vật .

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 8. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở Đông Nam Á

b, Xác định thời điểm và vị trí  hai vật gặp nhau.

c, Tính vận tốc của vật 1 tại B và của vật 2 tại A.

d, Tính vận tốc trung bình của hai vật trên đoạn đường AB.

e, Vẽ đồ thị  (vận tốc – thời gian) của hai vật  trên cùng một hệ trục, hai hệ trục khác nhau.

Đ/s : Hqc: ox  đt AB , O  A ; chiều dương A ->B .

Gốc thời gian là lúc 2 vật cđ từ hai điểm A và B

            a. x1= 4t + t2 ( m ; s )  x2 = 125 – 6t – 2t2 ( m ; s)

            b. t = 5s ; 45 m cách A O

            c. v1B 22,7 m/s     ; v2A 32,2 m/s

            d. v1tb  13,35 m/s ; v2tb  19,1 m/s

            e.  Hs tự vẽ hình


Bài 8: Một vật chuyển động theo ba giai đoạn liên tiếp .

               gđ1: Chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s trong thời gian 5 s

               gđ2: CĐTNDĐ và sau 50m thì đạt vận tốc 15 m/s.

               gđ3: CĐTCDĐ để dừng lại cách nơi bắt đầu CĐTCDĐ là 50m.

a, Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn .

b, Vẽ các đồ thị ( a – t ) ; ( v –  t ) ; ( x – t ) ?

Bài 9: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh đần đều từ trạng thái đứng yên và đi được đoạn đường S trong thời gian t (s) . Tính thời gian vật đi 3/4 đoạn đường cuối ?

Bài 10: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều, toa 1 đi qua trước mặt người ấy trong thời gian là t1(s). Hỏi toa thứ n qua trước mặt người đó trong bao lâu ?    ( áp dụng t1 = 6s  ; n = 7 ) 
Đs: t7 = 1,18s  .


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *