BÀI 10. KIỂM TRA CHƯƠNG 5

 

  Giáo viên: Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân

 Giới thiệu:

 Bài kiểm tra chương 5_ hóa lớp 10 gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tập tự luận. Mục đích của bài là giúp các bạn học sinh tổng hợp kiến thức của cả chương để vận dụng trả nhanh các câu hỏi lý thuyết và giải nhanh các bài toán hóa (giải bằng nhiều cách để các bạn so sánh).

Bài tập 1

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phản ứng chứng minh rằng Br có tính khử mạnh hơn Cl

A. Cl2 + 2NaBr           2NaCl + Br2                   

B. 2HBrắn + H2SO4đặc    SO2 + Br2 + 2H2O

C. 4HBr + O2 (k2)               2H2O + 2Br2

D. MnO2  + 4HBr         MnBr2 + 2H2O + Br2

Câu 2. Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy

A. cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.
B. có  3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo ra kết tủa.
C. có  2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo ra kết tủa.
D. có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.
Tìm phương án đúng.

Câu 3. Tính chất của axit clohiđric:

A. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, có tính khử.

B. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, không có tính khử.

C. Là axit mạnh, có tính khử, không có tính oxi hoá.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

D. Là axit mạnh, tác dụng được với các kim loại đứng trước hiđro trong dãy điện hoá, có tính khử, không có tính oxi hoá.

Câu 4. Các ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi, kali clorat… đều dựa trên cơ sở

A. tính oxi hoá mạnh.                             B. tính tẩy trắng.

C. tính sát trùng.                                    D. tính khử mạnh.

Câu 5. Chỉ ra đâu là đặc điểm chung của tất cả các halogen ?

A. Nguyên tử halogen dễ nhận thêm 1 electron.

B. Halogen là những phi kim điển hình.

C. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6. Hỗn hợp rắn A chứa KBr và KI. Cho hỗn hợp A vào nước brom dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm rắn khan B khối lượng nhỏ hơn khối lượng của A m gam. Cho sản phẩm B vào nước clo lấy dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và sấy khô ta thu được sản phẩm rắn khan C. Khối lượng của C nhỏ hơn khối lượng của B m gam. % khối lượng từng chất trong A là

A. 3,65% và 96,35%.                            B. 3,87% và 96,13%.               

C. 3,78% và 96,22%.                            D. Tất cả đều sai.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN

 Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hidro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ % bằng nhau.

Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.

Câu 2*. Thêm 78 ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng d = 1,09 g/ml), vào một dung dịch có chứa 3,88 gam kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/lít. Hãy xác định phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.

Câu 3. Trong việc sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu % so với lượng cần dùng theo lí thuyết.


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 1. Thành phần nguyên tử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *