BA ĐỊNH LUẬT
NEWTON

Nội dung bài
học:

1. Bài giảng:

– Định luật I
Newton.

– Định luật II
Newton.

– Trọng lực,
trọng lượng.

 – Định
luật III Newton.

– Một số ví dụ và bài tập liên
quan .

2. Bài
tập.

– Với 15 bài tập
về ba định luật Newton được lấy từ các đề kiểm tra của các trường, sách bài tập
vật lý nâng cao và đề thi học sinh giỏi của các trường. Các bài tập này được
khái quát thành vấn đề sau :

Vấn đề : Ba định luật Newton.

** Qua bài học này, các
bạn sẽ biết được các công thức của ba định luật Newton, phương pháp sử dụng ba
định luật này giải các bài tập về động lực học chất điểm. Đây là dạng bài toán
quan trọng có trong các đề thi và đề kiểm tra của các trường.

Bài tập 1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

BÀI 1

: Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi đi được 50 m thì vật có vận tốc 6 m/s.

a.Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên.

b. Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát.

BÀI 2 : Một ô tô khối lượng 900kg đang đi với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s thì đạt vận tốc 14 m/s.

a. Tính gia tốc của ô tô và quãng đường ô tô đi được sau 40 s.

Tìm Hiểu Thêm:  BÀI 30. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

b. Bỏ qua ma sát. Tính lực phát động tác dụng vào ô tô.

BÀI 3 : Một xe hãm phanh trên đoạn đường dài 100 m, vận tốc của xe giảm từ 20 m/s xuống còn 10 m/s.

a. Tính gia tốc hãm.

b. Xe có khối lượng m = 2 tấn. Tính lực phát động của xe, biết lực cản Fc = 200 N.

BÀI 4 : Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo 20000 N. Sau 5 s vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính lực cản của mặt đường tác dụng lên xe.

b. Tính quãng đường xe đi được trong thời gian nói trên.

BÀI 5 : Một vật trượt từ đỉnh một dốc nghiêng có góc nghiêng α = 300, bỏ qua ma sát

a. Tính gia tốc của vật., lấy g=10m/s2                            

b. Biết thời gian để vật trượt hết dốc là 5 s. Tính chiều dài của dốc.

BÀI 6 : Cho hệ vật như hình bên Biết m1 = 5 kg, m2 = 10 kg, F = 18 N. Bỏ qua ma sát.

a. Tính lực căng của dây, vận tốc và quãng đường đi được sau 2 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

b. Nếu dây chịu lực căng tối đa 15 N thì dây có đứt không? 

Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Bài tập 2

BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ

BÀI 1 : Dưới tác dụng của một lực kéo F, một vật có khối lượng 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường 10 m thì đạt vận tốc là 25,2 km/h.

Tìm Hiểu Thêm:  B1. Các định nghĩa liên quan vectơ

a. Tính giá trị của lực kéo. Bỏ qua ma sát.

b. Nếu lực ma sát là 100 N thì lực kéo lên vật là bao nhiêu?
Đáp án: a. F = 245N          b. F = 345N

BÀI 2 : Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 0,5 kg nối với nhau bằng một sợi dây và được kéo thẳng đứng nhờ lực F = 18 N đặt lên m1.

a .Tìm gia tốc của chuyển động 

b. Lực căng dây là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát.
Đáp án: a. a = 2m/s2               b. T = 6N

BÀI 3. Cho cơ hệ như hình vẽ.

Tìm gia tốc của m1 và biện luận  kết quả tìm được.

 Bỏ qua mọi ma sát.

 Khối lượng ròng rọc và dây nối bằng không.
Đáp án: 

* Biện luận:

–  Nếu m0 = 0  thì a1 = g, a2 = g:  m1 và m2 đều rơi tự do.

–  Nếu m1 = 0  thì a1 = -g, vật m2 rơi tự do,  m1 đi lên |a1| = g.

–  Nếu m2 = 0  thì a1= g, vật m1 rơi tự do.

BÀI 4.   Một vật nhỏ đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang nhẳn, lúc t =0 vật đó chịu tá dụng của một lực phụ thuộc thời gian F = bt ( b là hằng số). Lực hợp với mặt nghang góc không đổi a.

a. Tính vận tốc của vật lúc rời mặt phẳng ngang.

b. Quảng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.

BÀI 5. Cho cơ hệ như hình vẽ.

Nêm có khối lượng M, góc giữa mặt nêm và phương ngang là
a. Cần phải kéo dây theo phương ngang một lực   là bao nhiêu để vật có khối lượng m chuyển động lên trên theo mặt nêm ? Tìm gia tốc của m và M đối với mặt đất? Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng dây nối và ròng rọc.

Tìm Hiểu Thêm:  Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

BÀI 6. Cho cơ hệ như hình vẽ.

Hỏi phải truyền cho M một lực F là bao nhiêu và theo hướng nào để hệ thống đứng yên tương đối đối với nhau. Bỏ qua mọi ma sát.
Đáp án: 

BÀI 7.  Khối lăng trụ tam giác có khối lượng m1, với góc a  như hình vẽ có thể trượt theo đường thẳng đứng và tựa lên khối lập phương khối lượng m2  còn khối lập phương có thể trượt trên mặt phẳng ngang.  Bỏ qua mọi ma sát.

a. Tính gia tốc giữa mỗi khối và áp lực giữa hai khối ?

b. Xác định a sao cho a2 là lớn nhất. Tính giá trị gia tốc của mỗi khối trong trường hợp đó ?

BÀI 8. Một thanh đồng chất, tiết diện không đổi, chiều dài l chịu sự tác dụng của 2 lực kéo căng đặt ở 2 đầu thanh  (F2 > F1). Tính lực căng của thanh xuất hiện cách đầu đặt  một đoạn x. Biết  ngược chiều .

BÀI 9. Cho cơ hệ như hình vẽ,biết M,m và ỏ.Bỏ qua mọi ma sát.Tính ma sát của nêm M.

Đáp án: a = mgsina/(M + 2m(1-cosa)).


Mời các bạn xem video bài giải ở Tab Bài giảng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *